Mỏ nguồn gốc magma

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18560
Các mỏ khoáng nguồn gốc magma có liên quan chặt chẽ với các hoạt động macma, với sự mang năng lượng và vật chất từ những phần sâu của vỏ trái đất, từ manti tới. Sự hình thành của magma, sự xuyên lên những phần trên của vỏ trái đất và kết tinh của chúng, những hoạt động có quan hệ với các dung dịch hình thành sau khi magma đã kết tinh diễn ra rất phức tạp trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, ở độ sâu lớn, trong những thời đại địa chất khác nhau và gắn liền với chuyển động kiến tạo của vỏ trái đất. Nguồn cung cấp vật chất để thành tạo các mỏ này chủ yếu là magma; quá trình magma và quá trình quặng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau. Macma là khối dung thể nóng lỏng hình thành một cách cục bộ ở những miền nóng chảy từng phần của manti và phần sâu của vỏ trái đất – nơi đó gọi là lò magma. Dung thể có thành phần không đồng nhất, là hỗn hợp của các silicat, axit, silic, oxit, kim loại, các chất bốc,…có nhiệt độ từ 600-700oC (magma granit) đến 1000-1200oC (magma bazan), khi nguội lạnh sẽ tạo nên các loại đá magma khác nhau. Về thành phần nguyên tố, dung thể magma cấu thành từ các tổ phần “dễ bốc” và “khó bốc” chủ yếu là Si, O, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K, H, S, Cl, F, B và nhiều nguyên tố khác; các tổ phần có ích chỉ có hàm lượng nhỏ (thậm chí rất nhỏ), nhưng nếu gặp những điều kiện thuận lợi, chúng có khả năng tập trung lại, tạo thành các mỏ có giá trị. Các giai đoạn của quá trình magma Tiến trình magma gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn magma (hay giai đoạn magma chính cống) ; giai đoạn pecmatit ; giai đoạn nhiệt dịch hậu magma. Mỗi giai đoạn đều tạo nên những sản phẩm đặc trưng (đá và quặng) ứng với các hoàn cảnh hóa lý và hoàn cảnh địa chất diễn ra trong các giai đoạn đó. Trong mỗi giai đoạn, có thể hình thành những mỏ đặc trưng và được gọi bằng tên của giai đoạn (ví dụ: mỏ magma thực sự, mỏ pecmatit, mỏ nhiệt dịch …) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quá trình magma: độ sâu của lò magma ; hàm lượng ban đầu, đặc biệt là hàm lượng các chất bốc có tromg magma; mức kín – hở của hệ; độ thấm của đá vây quanh (điều kiện trầm tích và cấu trúc); hoạt động kiến tạo trước và trong quá trình macma. Do vậy, không phải bất kỳ một lò magma nào cũng có hoạt động với đầy đủ ba giai đoạn trên. Mối liên quan giữa quặng hóa và magma Nói chung các mỏ nguồn gốc magma đều có liên quan với thành tạo magma nhất định (với phức hệ magma, thậm chí với thể (khối) magma cụ thể). Nhưng không phải magma nào cũng sinh quặng. Xác lập mối liên quan này như là một tiền đề giúp cho việc định hướng công tác dự đoán, tìm kiếm mỏ - đó chính là “tiền đề magma”. Muốn tìm hiểu tiềm năng chứa quặng, khả năng tạo quặng của macma cần phải nghiên cứu “tính chuyên hóa địa hóa”, “tính chuyên hóa sinh khoáng” của magma. Các tiêu chuẩn xác lập mối quan hệ này gồm: cấu trúc địa chất (tuổi, độ sâu thành, mức độ biến chất, không gian phân bố); khoáng thạch (nhóm đá, khoáng vật phụ, khoáng vật quặng, khoáng vật chứa chất bốc); địa hóa (các nguyên tố chỉ thị của đá, của khoáng vật màu và khoáng vật phụ, thành phần đồng vị). Phân biệt: -) Mối liên quan có tính chất nguồn gốc (quan quan trọng nhất); các khối và phức hệ magma là nguồn trực tiếp của các mỏ quặng ; quá trình quặng hóa là một bộ phận của quá trình hóa lý chung xảy ra khi kết tinh magma. -) Mối liên quan có tính chất cộng sinh khi các khối và các phức hệ magma có quan hệ về không gian và thời gian với các mỏ quặng, nhưng không phải là nguồn cung cấp trực tiếp vật chất quặng. Chúng có thể là sản phẩm phân dị từng phần của một lò magma nằm ở sâu hơn mà ta chưa quan sát thấy. -) Mối liên quan về kiến trúc khi có sự phân bố của các thành tạo magma và quặng trong cùng một cấu trúc địa chất nhưng không nhất thiết có quan hệ huyết thống với nhau. -) Việc xác lập sự “vô sinh” - không có khả năng sinh quặng của một thành tạo magma trong một khu vực nào đó cũng có ý nghĩa thực tiễn nhất định. Các loại mỏ nguồn gốc magma: Dựa trên cơ sở nguồn gốc và điều kiện thành tạo, chia ra: Mỏ magma thực sự: Mỏ pegmatit; Mỏ Cacbonatit; Mỏ Skac; Mỏ nhiệt dịch

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

An Nam đồ thuyết 安南圖說

Thiết kế chế tạo vận hành và đo thử nghiệm mạng cảm nhận không dây